Thưc sự đi lấy nhân mụn đau chảy nước mắt nhưng người lấy nhân mụn vẫn cố gắng lấy sạch tất cả nhân mụn từ mụn viêm, mụn không viêm, mụn to, mụn nhỏ. “Ráng lên em, phải lấy sạch nhân mới hết mụn được” – đây là câu nói ai đi nặn mụn cũng từng nghe. Mỗi lần lấy nhân mụn về là mất 3 ngày ở nhà chẳng dám đi đâu luôn.
Kể ra hồi Chang bị mụn nặng ơi là nặng mà cũng không đi nặn mụn nhiều. Chang có chơi cùng một anh bác sĩ người Hàn rồi cũng ghé spa của ảnh để lấy nhân mụn vài lần. Và đúng là có sự khác biệt rõ ràng với những spa ở VN mà Chang đã từng đi. Ở đây bác sĩ là người trực tiếp lấy nhân mụn cho Chang và họ không lấy tất cả lọai mụn có trên mặt đâu. Thực tế, không phải loại mụn nào cũng nên nặn.


Để Chang bật mí cho các bạn về việc nặn mụn nha:
1/ Mụn nặn được:
+ Mụn đầu đen
+ Mụn đầu trắng
+ Mụn ẩn (thường khó nhìn thấy bằng mắt thường, phải căng da ra dùng đèn hoặc máy soi da sẽ thấy rõ, khi sờ lên da mặt không thấy mụn đâu nhưng lúc nào cũng thấy da cộm cộm)
+ Mụn viêm nhẹ (không sưng nhức tẩy đỏ), từ mụn này trở đi, thì bạn nên chờ mụn khô cồi, mủ được gom lại chuyển sang màu vàng thì hãy nặn nhé.
2/ Mụn không nên nặn:
+ Mụn mủ (quanh nốt mụn đỏ lên, sưng, có đầu mụn trắng chứa mủ)
+ Mụn bọc (sưng to thường không thấy đầu mụn, rất nhức, nhân cứng)
=>Những loại mụn này thường có nhân mụn nằm sâu dưới da, nếu cố ý nặn, đặc biệt là nặn khi chúng chưa chín thì cực kì dễ để lại sẹo rỗ. Tốt hơn hết là sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa: Retinoid, Bezoyl Peroxide, BHA (Salicylic Acid), Sulfur (Lưu huỳnh), Tee tree oil (Tràm trà), BCX-CA (Cũng là hợp chất thiên nhiên điều trị mụn, nhưng mạnh hơn tee tree oil). Mỗi thành phần trên có cách sử dụng và tỉ lệ khác nhau, vì vậy mọi người hãy tìm hiểu kĩ trước khi dùng nhé. Chang cũng đang ấp ủ viết bài về những thành phần này.
3/ Mụn không được nặn:
+ Mụn dị ứng: mụn dị ứng thường xuất hiện trên diện rộng, có thể kèm theo dịch mủ. Nếu nặn mụn sẽ tạo cơ hội cho các loại vi nấm hay vi khuẩn tấn công và làm phát triển thêm tình trạng viêm nhiễm. Nhiều trường hợp việc nặn mụn dị ứng còn khiến da bị bội nhiễm (Hiểu đơn giản là da sẽ bị vi rút, vi khuẩn tấn công khi đang bị viêm nhiễm) và tổn thương vĩnh viễn.
Để các bạn hình dung rõ hơn, Chang sẽ nói về trường hợp của Blogger Bun Bun. Đây là ví dụ điển hình của việc lấy nhân mụn dị ứng và làn da đã bị viêm nhiễm nặng hơn.
Hình 1:

Hình 2:

Hình 3:

Một loại mụn nữa bạn không được nặn là mụn u nang.
+ Mụn u nang (Cysts): Đây là thể mụn viêm rất nặng, chứa đầy mủ nằm sâu dưới da, nhân mềm), nặn mụn này thì 100% là rỗ rồi.
Với những loại mụn không được nặn thì bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị từ bên trong nha.
Tóm lại là không có nhiều loại mụn mà chúng ta nặn được đâu. Vì vậy khi đến các trung tâm làm đẹp để lấy nhân mụn mọi người nên hỏi kĩ càng trước nha. Một điều rất quan trọng nữa chính là việc chăm sóc da sau khi nặn mụn, hãy đảm bảo giúp Chang một quy trình chăm sóc da tại nhà chuẩn khoa học và chế độ ăn uống sinh họat phù hợp.
Chuyên viên tư vấn bên Chang sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.
HÃY LUÔN GIỮ KẾT NỐI VỚI CHANG NHÉ:
Youtube Chanel: Chang Skincare
Fanpage: Chang Skincare
Cộng Đồng: Skincare Lover
Website: changskincare.com
Instagram: trang.twins